KHUYẾN CÁO QUY TRÌNH ỐP LÁT GẠCH THẠCH BÀN
I/ HƯỚNG DẪN QUY TRÌNH LÁT GẠCH THẠCH BÀN
Số TT |
Bước thực hiện |
Mô tả |
1. | Chuẩn bị vật liệu lát và vật liệu gắn kết | – Gạch lát phải được làm vệ sinh, không để bụi bẩn, dầu mỡ, các chất làm giảm tính dính kết giữa lớp nền và lớp lát.
– Pha trộn, sử dụng và bảo quản vật liệu gắn kết phải tuân theo yêu cầu của từng loại vật liệu. – Vật liệu gắn kết có thể là vữa xi măng cát, vữa tam hợp, vữa dán gạch, keo dán và phải đảm bảo các tiêu chuẩn TCVN hiện hành.
|
2. | Chuẩn bị lớp nền | – Dùng dây căng, ni vô hoặc máy trắc đạc kiểm tra cao độ, độ phẳng, độ dốc của lớp nền.
– Gắn các mốc cao độ chuẩn, mỗi phòng có ít nhất bốn mốc tại bốn góc, phòng diện tích lớn mốc gắn theo lưới ô vuông, khoảng cách giữa các mốc không quá 3 m. – Mặt lớp nền đảm bảo phẳng, chắc chắn, ổn định, có độ bám dính với vật liệu gắn kết và được làm sạch tạp chất. |
3. |
Chuẩn bị dụng cụ ốp
|
– Cần chuẩn bị đầy đủ dụng cụ cần thiết cho công tác lát như: dao xây, bay lát, bay miết mạch, thước tầm 3 m, thước rút, búa cao su, máy cắt gạch, máy mài gạch, đục, chổi đót, giẻ lau, ni vô, máy bắn cốt, cân mực, bắn thẳng bằng laze hoặc máy trắc đạc.
– Dụng cụ cần đầy đủ và phù hợp với yêu cầu thi công cho từng thao tác nghề nghiệp. Dụng cụ đã hư hỏng và quá cũ, bị mòn, không đảm bảo chính xác khi thi công không được sử dụng. |
4.
|
Tiến hành lát gạch
|
– Trước khi lát gạch cần phải tham khảo cách lát, lát có chừa mạch hoặc ghép khít, liên tục hoặc không liên tục, song song hay bắt chéo. Đối với gạch Thạch Bàn khoảng dao động cho phép thông thường chừa mạch từ 2mm đến 3mm.
– Trước khi lát phải chú ý cách sắp xếp các viên gạch đúng hoa văn thiết kế, đúng chiều lát của viên gạch. Để lát đồng nhất hoa văn đối với gạch Thạch Bàn lưu ý lát theo 1 chiều biểu tượng lô gô của Thạch Bàn được dập nổi mặt dưới của viên gạch. – Lấy cốt nền, đánh dấu vào tường, tạo các mốc trên lớp nền. – Kiểm tra độ vuông góc của nền lát: Xếp thử gạch để kiểm tra độ vuông góc, lấy chuẩn từ ngoài cửa vào. – Trải vữa lót ra toàn bộ diện tích sàn cần lát và cán thật phẳng theo cốt đã đánh dấu. – Đặt viên gạch vào để thử, dùng búa cao su gõ mạnh tạo độ đặc chắc cho lớp vữa lót. – Kiểm tra độ phẳng nền bằng dụng cụ chuyên dùng là thước thẳng và thước nivo (hoặc thước cân thủy) nếu đạt yêu cầu thì nhấc viên gạch thử ra. – Hòa nước xi măng để dán gạch: Trải nước xi măng đều trên bề mặt lớp nền đủ rộng để lát từ 2 đến 3 viên, sau khi lát hết các viên này mới trải nước xi măng lát tiếp. – Đặt viên gạch vào nền cần lát, dùng búa cao su gõ lực vừa đủ và đều trên bề mặt viên gạch, căn chỉnh vào vị trí cho phẳng mặt, thẳng mạch và thẳng theo dây căng, đảm bảo sao cho các góc giữa các viên sản phẩm bằng nhau không bị mấp mô cao thấp. – Tuần tự lát cho đến khi kín căn phòng. – Trong khi lát thường xuyên dùng thước tầm 3 m để kiểm tra độ phẳng của mặt lát. Độ phẳng của mặt lát được kiểm tra theo các phương dọc, ngang và chéo. Thường xuyên kiểm tra cao độ mặt lát căn cứ trên các mốc cao độ tham chiếu. (Phải đảm bảo toàn bộ diện tích sau khi lát thành một mặt phẳng tương đối đồng bộ không bị mấp mô). – Sau 12 tiếng thì tra mạch bằng vữa xi măng pha màu phù hợp với màu của gạch lát (0,3 kg xi măng trắng được 1m2 nền). Hoặc dùng keo chít mạch chuyên dụng, tùy theo từng màu gạch mà ta dùng bột chà và màu của ron thích hợp. Trước khi chà ron nên cho vệ sinh các đường mạch bằng các dụng cụ mỏng thật sạch để đảm bảo độ kết dính của các viên gạch với nhau. – Mạch lát sau khi chèn xong, lau sạch ngay toàn bộ bề mặt bằng vải mềm cho đường mạch sắc gọn, vệ sinh mặt lát không để chất chèn mạch bám dính làm bẩn mặt lát.
|
5. |
Các Lưu ý khách hàng cần quan tâm.
|
– Nên thi công gạch ốp tường trước, không chỉ ở phòng tắm mà ở bất kỳ nơi nào bạn có sử dụng gạch ốp tường. Nếu tiến hành lát nền trước, gạch nền (đã được lát) dễ có khả năng bị trầy xước, mẻ, thậm chí bị bể trong quá trình thi công ốp tường sau đó. Nói chung bạn phải hoàn tất việc thi công phần trên kể cả tường, trần, các thiết bị, phụ kiện rồi sau đó mới tiến hành thi công lát sàn.
– Nên mang gạch ốp lát vào nhà 1 ngày trước khi ốp lát giúp cho gạch và nền có cùng môi trường nhiệt, tránh sự thay đổi nền nhiệt đột ngột sẽ dễ bị cong vênh khi ốp lát. – Tránh đi lại hoặc để vật nặng lên trên nền đã lát quá sớm sẽ làm nền bị bong tróc (Nếu phải bước lên mặt gạch khi thi công thì bắt buộc phải đặt các tấm ván dầy). – Khoảng 24 tiếng đồng hồ sau khi ốp lát xong ta kiểm tra độ chắc của nền bằng cách gõ: nếu tiếng đanh là đạt, tiếng bộp là bị rỗng phải cạy lên ốp lát lại. – Cưa cắt gạch phải dùng máy chuyên dùng để mạch cưa cắt được mịn, đẹp. – Gạch cắt hay những viên gạch khuyết không nên đặt ở những vị trí dễ thấy nhất. – Nên mua dư từ 1 đến 2 hộp gạch để tránh trường hợp thiếu hụt và dự phòng thay thế, vì gạch được sản xuất theo lô, 2 lô khác nhau sẽ có sự chênh lệch nhỏ về tông màu. – Đối với gạch bóng kiếng tuyệt đối không được kéo lê các vật nặng, vật kim loại (tủ sắt, giường, bàn ghế,…) trên bề mặt gạch vì nó sẽ tạo ra các vết trầy xước dài và làm giảm độ thẩm mỹ của gạch. – Khi lau chùi không sử dụng những vật liệu có tính mài mòn cao như miếng đệm kim loại, giấy nhám, đá mài,… Điều này áp dụng đặt biệt cho các loại gạch có bề mặt sáng các loại gạch dễ trầy sẽ mất độ bóng. |
II/ HƯỚNG DẪN QUY TRÌNH ỐP GẠCH THẠCH BÀN
Số TT |
Bước thực hiện |
Mô tả |
1. |
Chuẩn bị vật liệu ốp và vật liệu gắn kết | – Hầu hết các phương pháp ốp đều yêu cầu gạch khô ráo. Riêng gạch ốp bằng vữa xi măng cát có thể nhúng nước trước khi ốp. Ngâm gạch ốp tường Thạch Bàn trong nước khoảng 10-15 phút để ráo nước trước khi tiến hành ốp, viên gạch sẽ tiếp xúc với lớp hồ vữa dễ dàng hơn, diện tích tiếp xúc cao hơn, độ kết dính tốt hơn.
– Pha trộn, sử dụng và bảo quản vật liệu gắn kết phải tuân theo yêu cầu của từng loại vật liệu. – Vật liệu gắn kết có thể là vữa xi măng cát, vữa tam hợp, vữa dán gạch, keo dán và phải đảm bảo các tiêu chuẩn TCVN hiện hành.
|
2. | Chuẩn bị lớp nền | Mặt nền ốp phải phẳng, thỏa mãn các yêu cầu sau:
– Mặt lớp nền đảm bảo phẳng, chắc chắn, ổn định, có độ bám dính với vật liệu gắn kết và được làm sạch tạp chất. – Cần kiểm tra độ phẳng nền ốp trước khi thi công ốp phẳng. Nếu nền ốp có độ lồi lõm lớn hơn 10 mm cần phải trát phẳng bằng vữa xi măng cát. Độ lồi lõm của nền ốp khi ốp bằng keo phải ≤ 3 mm khi kiểm tra bằng thước dài 2 m. – Chỉ tiến hành ốp trên nền ốp có lớp vữa trát lót tạo phẳng khi cường độ lớp vữa trát lót đạt tối thiểu bằng 75 % của mác vữa thiết kế. Lớp vữa trát lót phải đảm bảo khả năng bám dính tốt với nền trát. |
3. |
Chuẩn bị dụng cụ ốp
|
– Cần chuẩn bị đầy đủ dụng cụ cần thiết cho công tác ốp như: bay dàn vữa, bay miết mạch, thước tầm 3 m, thước rút, búa cao su, máy cắt gạch, máy mài gạch, đục, chổi đót, giẻ lau, ni vô.
– Dụng cụ cần đầy đủ và phù hợp với yêu cầu thi công trong thao tác nghề nghiệp. Dụng cụ đã hư hỏng và quá cũ, bị mòn, không đảm bảo chính xác khi thi công không được sử dụng. |
4. |
Tiến hành ốp | |
4.1 |
Ốp bằng vữa xi măng cát
|
– Trát lót tạo cốt tường thật phẳng rồi khía tạo nhám bằng tay, sau 12 giờ bắt đầu ốp (Yêu cầu các góc phải thẳng đứng).
– Trát một lớp vữa có chiều dày 2 – 5 mm, xoa phẳng bề mặt ốp và chờ cho vữa se lại. – Phết đều một lớp vữa xi măng cát tỷ lệ 1:1 loãng với chiều dày không quá 3 mm lên mặt sau viên gạch. – Ốp tuần tự từ dưới lên trên – Gắn gạch lên lớp vữa đã trát, căn chỉnh vào vị trí cho phẳng, thẳng mạch và thẳng theo dây căng ngang. – Ấn hoặc gõ nhẹ vào gạch để tạo sự bám dính giữa hai lớp vữa. – Quá trình ốp phải được kiểm tra theo phương ngang và phương đứng. – Sau 2 h khi vữa đông cứng mới được làm sạch vữa bám trên bề mặt. |
4.2 |
Ốp bằng keo hoặc vữa dán gạch
|
– Vật liệu gắn kết sử dụng để ốp phải phù hợp và tương thích với nền ốp và vật liệu ốp.
– Khi ốp bằng keo, bề mặt sau của vật liệu ốp và bề mặt nền ốp phải khô để không làm giảm khả năng bám dính của keo. – Công tác chuẩn bị, hòa trộn keo và quy trình thao tác ốp phải tuân thủ theo đúng quy định của thiết kế và nhà sản xuất và các bước tiến hành tuần tự như mục 4.1. |
4.3 |
Mạch ốp
|
– Khi ốp cao trong phạm vi không quá 5 m, các mạch ốp cần được chèn vật liệu chèn mạch ngay trong quá trình ốp.
– Khi ốp bằng vữa xi măng cát, vữa dán hoặc keo qua các khe co giãn, các mạch ốp nên bố trí trùng với khe co giãn để phòng tránh hiện tượng nứt, vỡ vật liệu ốp. |
5. |
Bảo dưỡng mặt ốp
|
– Khi ốp tường, mặt ốp cần được bảo vệ không bị mưa, nắng cho tới khi vật liệu gắn kết đóng rắn. Sau đó, tiếp tục bảo vệ ít nhất 2 tuần.
– Cần có các biện pháp bảo vệ, che chắn để tránh va đập, trầy xước hoặc làm hỏng mặt ốp. – Sau khi làm đầy mạch không được va chạm mạnh trước khi vật liệu gắn kết đủ rắn. – Với mặt ốp ngoài trời và vật liệu gắn kết là vữa, phải có biện pháp che nắng và chống mưa xối trong 1 ngày đến 3 ngày sau khi ốp. |
TẬP ĐOÀN THẠCH BÀN