BẢO QUẢN GẠCH ỐP LÁT TRONG QUÁ TRÌNH SỬ DỤNG VÀ CÁCH XỬ LÝ VẾT BẨN?
Gạch phải được bảo quản nơi khô ráo, sạch sẽ, bằng phẳng, chất gạch lên nhau không quá 2m để tránh bị cấn gãy, đỗ vỡ.
– Kiểm tra bề mặt lát gạch và chuẩn bị vật liệu để lát gạch. Kiểm tra kích thước chiều dài, chiều rộng của diện tích phải lát để tính toán và pha trộn hợp lý số lượng gạch, vữa lát, tránh tình trạng bị thiếu hụt.
– Để lát gạch, có nhiều loại vật liệu khác nhau như: chất dính, vữa xi măng, vữa cát, keo dán chuyên dùng…Vật liệu dùng để lát gạch cần có một thời gian đông kết, thời gian đông kết khác nhau tuỳ theo từng loại vật liệu. Lưu ý điều này để tránh đi lại hoặc để vật nặng lên trên nền đã lát quá sớm làm nền bị bong tróc.
– Vệ sinh thật sạch nền và tường dự định lát. Phải đầm nền cho thật phẳng và chắc. Kiểm tra độ phẳng bằng thước cân thuỷ.
– Ngâm gạch trong nước sạch tối thiểu 15 phút trước khi ốp hoặc lát để đảm bảo độ kết dính cho phép với công trình.
– Khi nền đã khô, làm sạch tưới nước và phủ một lớp hồ dán dày khoảng 10mm để chuẩn bị dán gạch.
– Không nên trải lớp hồ dán qúa rộng vì nếu lát không kịp, lớp hồ dán sẽ bị khô không đảm bảo yêu cầu kết dính. Gạch cắt hay những viên gạch khuyết không nên lắp đặt ở những vị trí hay chú ý nhất.
– Trải gạch ốp hoặc lát lên một mặt phẳng có diện tích khoảng 10m2 để kiểm tra sự sai lệch về màu sắc (nếu có), độ rộng mạch ghép cần thiết, các đường cắt cần thiết phù hợp với diện tích sử dụng.
– Trước khi lát gạch cần phải tham khảo cách lát, lát có chừa Joint (mạch) hoặc ghép khít, liên tục hoặc không liên tục, song song hoặc bắt chéo. Đối với gạch men đều có khoảng dao động cho phép, thông thường chừa Joint (mạch) từ 3 đến 5mm
Lưu ý: Gạch chỉ nên lát vào giai đoạn cuối của công trình, sau khi đã hoàn tất các công đoạn chính của trần và tường.
Thi công:
– Căng dây – chọn vị trí thuận tiện, canh thước vuông. Đặt viên đầu tiên theo góc đã định, đặt các viên kế tiếp căn cứ theo viên đầu tiên: có thể chèn các miếng cữ chừa Joint (mạch) theo kích thước đã định, để gạch và đường Joint (mạch) không bị lệch. Dùng búa cao su gõ nhẹ mặt gạch tạo mặt phẳng đồng bộ cho nền.
– Nếu phải bước lên mặt gạch khi thi công thì bắt buộc phải đặt các tấm ván dầy.
– Dùng bay chuyên dụng (loại có răng để tải hồ dán). Tạo một lớp hồ dán đều để khi đặt viên gạch lên thì nền nhà sẽ không bị rỗ, bọng, bong tróc. Dán tới đâu dùng khăn lau tới đó, tránh để làm nước xi măng ố và thấm vào mặt gạch khó chùi rửa khi hoàn thiện. Không đi lên và để vật nặng lên nền gạch mới dán ít nhất 9h đồng hồ…
– Sau khi lót xong gạch, tuỳ theo từng màu gạch mà ta dùng bột chà Joint (mạch) thích hợp để chà lên các khe gạch.
Lưu ý: Khi chà Joint (mạch), nên đặt các tấm ván trên sàn trước khi đi lại để tránh sự rủi ro là gạch tách ra khỏi nền, chà tới đâu lau sạch nền nhà tới đó tránh bị ố bẩn nền nhà.
Chọn chất tẩy rửa:
– Dùng chất tẩy rửa nhẹ để lau chùi vết ố bẩn. Lưu ý: Tránh dùng bột giặt đậm chất axít, thô và có tính ăn mòn, loại này chỉ dùng tẩy chất bẩn cho các bồn vệ sinh. Thậm chí nếu chúng không làm hư gạch, axít loaị này sẽ làm hư vữa xi măng. Cũng nên lưu ý khi sử dụng chất tẩy rửa, phải lập tức lau lại bằng nước sạch. (Phải kiểm tra chất tẩy rửa xem có phải loại phù hợp sử dụng để tẩy rửa gạch).
Lau sạch và bảo quản nền nhà:
– Khi lau chùi, không sử dụng các vật liệu có tính mài mòn cao như miếng đệm kim loại, giấy nhám, đá mài….Điều này được áp dụng đặc biệt cho các loại gạch có bề mặt sáng cũng như các loại gạch dễ thấy vết xước, tray, mất độ bóng.
– Loại chất bẩn (cát, bụi) làm tăng thêm sự mài mòn khi ma sát do những bước chân của người. Do đó bạn nên cố gắng giữ sàn nhà càng sạch càng tốt. Nên giữ nền nhà khô ráo để tránh trơn trợt.